• Trang chủ
  • Kinh tế
  • Nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng đột biến, loại nào được mua nhiều nhất?

Nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng đột biến, loại nào được mua nhiều nhất?

Thông tin từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết 9 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp đã chi gần 1,66 tỉ USD để nhập khẩu rau quả các loại, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Nguồn cung số 1 cho rau quả Việt Nam là Trung Quốc, gần 700 triệu USD, chiếm 39% thị phần, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là trái cây như lê, lựu, táo, cam, quýt…

Vị trí thứ 2 là Mỹ, 305 triệu USD, chiếm 16% thị phần, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các nguồn cung còn lại trong tốp 10 là: Úc, Myanmar, New Zealand, Nam Phi, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Campuchia.

Nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng đột biến, loại nào được mua nhiều nhất?- Ảnh 1.

Táo là loại trái cây Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất

Về chủng loại rau quả nhập khẩu, chi tiết đến hết tháng 8, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là các loại quả với giá trị 836 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dẫn đầu là quả táo với gần 167 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam cấp phép nhập khẩu táo từ rất nhiều nguồn trên thế giới như: Mỹ, New Zealand, Trung Quốc, Nam Phi, Pháp,…

Tiếp theo cũng là loại quả ôn đới gồm: hạt dẻ cười, nho, hạnh nhân với giá trị nhập khẩu từ 63 triệu USD đến 132 triệu USD.

Nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc tăng đột biến, loại nào được mua nhiều nhất?- Ảnh 2.

Chỉ trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi hơn 93 triệu USD để nhập khẩu tỏi

Đáng chú ý, một số loại quả nhiệt đới cũng được tăng nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm như: xoài nhập hơn 33 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước; nhãn nhập hơn 11 triệu USD, tăng 115%; sầu riêng hơn 8,7 triệu USD, tăng 1.057%.

Về rau củ, trong 8 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập gần 416 triệu USD, tăng 4,2 % so với cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu số 1 là đậu xanh với 102,5 triệu USD, tăng 13%. Tiếp theo là tỏi, cà rốt, hành tây, khoai tây, nấm kim châm, nấm hương với giá trị nhập khẩu từ 14 triệu USD đến 93 triệu USD.