Các nhà khoa học rất bất ngờ khi sử dụng siêu kính viễn vọng James Webb để tìm hiểu kỹ hơn về LTT 9779 b, một ngoại hành tinh nặng gấp 29 lần Trái Đất, được tìm thấy từ năm 2020 bởi các hệ thống quan sát tiền nhiệm.
Viết trên tạp chí khoa học Nature Astronomy, nhóm tác giả từ Viện Nghiên cứu ngoại hành tinh Trottier (IREx) thuộc Đại học Montréal (Canada) mô tả LTT 9779 b là một “địa ngục lấp lánh”.

Hình ảnh mô tả LTT 9779 b sau những quan sát từ James Webb (trái) và trước đó – Ảnh: IREx/NASA
Theo SciTech Daily, với nhiệt độ tăng vọt lên gần 2.000°C và quỹ đạo bị khóa thủy triều, một nửa LTT 9779 b phải đối mặt với ngọn lửa vĩnh cửu, nửa còn lại là bóng đêm vĩnh cửu.
Tuy nhiên, những đám mây phản chiếu ở bán cầu Tây – tức nửa bị bao phủ bởi bóng đêm – của hành tinh tạo ra một bước ngoặt đáng ngạc nhiên, tiết lộ động lực học khí quyển phức tạp.
Nhóm tác giả đã phát hiện ra sự bất đối xứng trong khả năng phản xạ ban ngày của thế giới này.
Điều đó là do sự phân bố không đều của nhiệt và mây, có nguyên nhân từ những cơn gió mạnh thổi về phía Đông, vận chuyển nhiệt xung quanh hành tinh. Như vậy, mặt ban đêm của nó có thể có nhiệt độ cao hơn so với dự đoán trước đây.
Những phát hiện này giúp cải tiến các mô hình về cách nhiệt được phân bố trên các hành tinh bị khóa thủy triều,