• Trang chủ
  • Bất động sản
  • Khu vực Đông Nam Á sẵn sàng tỏa sáng; Các ngành công nghiệp và sản xuất tiếp tục là động lực tăng trưởng chính

Khu vực Đông Nam Á sẵn sàng tỏa sáng; Các ngành công nghiệp và sản xuất tiếp tục là động lực tăng trưởng chính

Khu vực Đông Nam Á sẵn sàng tỏa sáng; Các ngành công nghiệp và sản xuất tiếp tục là động lực tăng trưởng chính Khu vực được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, cùng với những biện pháp hạ nhiệt lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường mới nổi

Khu vực Đông Nam Á có tiềm năng trở thành một ‘ngôi sao sáng’ trên toàn cầu vào năm 2024, với triển vọng tăng trưởng tại các thị trường mới nổi được dự báo sẽ vượt qua một số thị trường trưởng thành.
Tăng trưởng kinh tế 2024 toàn khu vực được dự báo sẽ đạt 4,6%, tăng so với mức 4,0% vào năm 2023. Nhờ vào tỷ lệ thất nghiệp thấp, niềm tin tiêu dùng ổn định và nhu cầu mua sắm bị dồn nén, sức mạnh tiêu dùng trong nước vẫn là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á, trong đó, tiêu dùng nội địa thường đóng góp hơn 50% GDP ở các quốc gia mới nổi.

Hơn 479.600 Hồng Kông Bức ảnh ảnh, hình chụp & hình ảnh trả ...
Cushman & Wakefield [NYSE: CWK], một trong những công ty dịch vụ bất động sản lớn nhất toàn cầu, đã nêu trong báo cáo Triển vọng Đông Nam Á năm 2024, rằng quỹ đạo tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự tăng tốc của các nền kinh tế lớn trong khu vực.
Ông Wong Xian Yang, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường tại Singapore & Đông Nam Á cho biết: “Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi, khu vực Đông Nam Á lại cho thấy khả năng sẵn sàng dẫn đầu tăng trưởng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương với những dự báo tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi. Với việc tập trung vào tăng trưởng GDP và các hoạt động công nghiệp và sản xuất diễn ra sôi động, bối cảnh biến động kinh tế chung của khu vực lại mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp.”
Theo Moody’s, tăng trưởng GDP trung bình của khu vực được dự báo là 4,6% vào năm 2024, tăng mạnh mẽ so với mức dự báo 2,5% ở Hoa Kỳ và dưới 1% trên toàn khu vực đồng euro.
Lạm phát và lãi suất được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt
Những lo ngại về lạm phát, ảnh hưởng của sự gián đoạn chuỗi cung ứng và cú sốc giá năng lượng leo thang được kỳ vọng sẽ giảm bớt tại hầu hết các thị trường khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với việc Mỹ dự kiến cắt giảm lãi suất vào năm 2024 làm suy giảm áp lực mất giá đối với các đồng tiền Đông Nam Á, thúc đẩy giá nhập khẩu ổn định hơn.
Wong đề cập rằng lạm phát và chi phí tài chính giảm bớt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản đầu tư cao hơn vào Đông Nam Á. “Tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu vẫn mạnh mẽ, sự phục hồi du lịch hàng không trong khu vực và nhu cầu tiêu dùng nội địa đã sẵn sàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á vào năm 2024, thu hút các nhà đầu tư đến một khu vực đang phát triển nhanh chóng.”
Các lĩnh vực chính thúc đẩy tăng trưởng của Đông Nam Á: Công nghiệp và Sản xuất Lĩnh vực công nghiệp
Ngoại trừ Singapore, dòng vốn đầu tư trong khu vực chủ yếu hướng đến lĩnh vực công nghiệp, chiếm 47% khối lượng đầu tư, được thúc đẩy bởi sự lạc quan về các tài sản và lĩnh vực mới của nền kinh tế.
Ông Wong cho biết thêm: “Khối lượng sản xuất công nghiệp hàng năm tại các nước Đông Nam dự kiến sẽ tăng tốc trong thập kỷ tới, trong đó Việt Nam dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nhờ vị trí địa lý liền kề với Trung Quốc.”

Singapore - đất nước tôi yêu
Theo Wong, hoạt động sản xuất toàn cầu cũng sẵn sàng phục hồi, mang lại lợi ích cho Đông Nam Á, nơi có ngành xuất khẩu đóng góp đáng kể vào GDP.
Ông cho biết: “Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) cho thấy động lực tích cực ở các quốc gia định hướng xuất khẩu như Singapore, Việt Nam và Malaysia. Những chỉ số này báo hiệu sự tăng cường sản xuất và xuất khẩu, với các khoản đầu tư dự kiến vào sản xuất điện tử và xe điện sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng này. Xu hướng này nêu bật khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế này, giúp họ tiếp tục mở rộng trong năm tới.”
Trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng, ngân hàng trung ương Việt Nam đã bắt đầu chính sách cắt giảm lãi suất vào năm 2023, với một đợt cắt giảm khác có thể xảy ra vào năm 2024. Với nguồn đầu tư lành mạnh, Việt Nam tiếp tục là quốc gia hưởng lợi chính từ chiến lược đang triển khai Trung Quốc + 1.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên 36,6 tỷ USD vào năm 2023, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu được thúc đẩy bởi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất (64%) và bất động sản (13%).
“Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành “tâm điểm” trong chuỗi sản xuất toàn cầu của nhiều tập đoàn trong tương lai. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn khi sở hữu lực lượng lao động trẻ, có ý chí đổi mới sáng tạo, được đào tạo trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành bán dẫn…” bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho biết.

Thành Trung